Tết đoàn viên là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc tết đoàn viên 2022

Tết đoàn viên hay còn gọi là ngày Tết Trung thu khi nhắc đến chắc chắn mọi người sẽ đều háo hức và chờ đón. Ngày Tết đoàn viên là ngày Tết vô cùng thú vị và có nhiều hoạt động diễn ra dù chỉ thường tổ chức trong hai ngày 14 và ngày 15 tháng 8 hằng năm. Mỗi năm đến ngày rằm tháng 8 ta sẽ được ăn bánh Trung thu, đi xem múa lân, múa sư tử…. Nhưng ít ai thực sự tìm hiểu và hiểu hết ý nghĩa của ngày Tết đoàn viên. Hôm nay, Nut Corner cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa và nguồn gốc Tết đoàn viên.

Tết đoàn viên là gì? Tết đoàn viên vào ngày nào?

Tết đoàn viên là một trong những dịp Tết đặc biệt, cực kỳ ý nghĩa và ấm cúng trong năm, đây cũng là dịp để các thành viên có cơ hội được đoàn tụ quây quần bên nhau, sau những ngày làm ăn xa cách, cùng nhau trò chuyện, kể nhau nghe về cuộc sống công việc, cùng nhau phá cỗ vui đoán, cảm nhận sự ấm cúng từ gia đình. 

Tết đoàn viên chính là ngày rằm tháng 8 hay có tên gọi phổ biến hơn là ngày Tết Trung Thu. Vào khoảng thời gian này thì thời tiết mát mẻ, dễ chịu phù hợp để tổ chức các hoạt động vui chơi nhộn nhịp. Bên cạnh đó, theo quan điểm từ xa xưa, đây cũng là khoảng thời gian người nông dân kết thúc mùa vụ của mình, vì vậy cũng là lúc ăn mừng cảm tạ trời đất đã giúp người dân có mùa vụ bội thu. 

Tết đoàn viên
Tết đoàn viên

Nguồn gốc của Tết Trung Thu đoàn viên

Ngày hội của người nông dân sau mùa vụ , để tạ ơn thần linh đã ban cho một mùa vụ bội thu. Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, thì Tết Trung thu đã có tại Việt Nam cách đây từ hàng nghìn năm, bằng chứng là những dấu vết được khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. 

Dựa theo văn bia khắc ở chùa Đọi năm 1121  vào đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được tổ chức tại kinh thành Thăng Long với những hoạt động như lễ múa rối nước, rước đèn và đua thuyền. Đến đời Lê – Trịnh, lễ Tết Trung thu càng được coi trọng khi càng được tổ chức một cách xa hoa, lãng phí hơn nữa trong cung Vua, Phủ Chúa. 

Sự tích về nguồn gốc của ngày Tết Trung thu cũng được lưu truyền theo nhiều cách kể và câu chuyện khác nhau đem tới màu sắc hấp dẫn ly kỳ: Sự tích về Hậu Nghệ và Hằng Nga, sự tích chú Cuội cung trăng hay sự tích về Thỏ Ngọc,…Dù mỗi câu truyền đều mang đến những nội dung về ngày Tết Trung thu nhưng chúng đều đem lại những ý nghĩa tốt đẹp.

Vì vậy, người Việt Nam dung hòa và chấp nhận  tất cả các câu chuyện ấy trong tiềm thức làm nên phong phú thêm cho những câu chuyện về nguồn gốc ngày Tết Trung thu. Ngày nay, vào dịp lễ Tết này, trong các hoạt động vui chơi được tổ chức người ta thường xây dựng nên hình tượng 3 nhân vật: Chú Cuội, chị Hằng và Thỏ Ngọc.

Nguồn gốc của Tết Trung Thu
Nguồn gốc của Tết Trung Thu

Ý nghĩa đằng sau ngày Tết đoàn viên

Tạ ơn thần linh đã phù hộ cho gia đình cùng nhau ăn mừng ngày bội thu. Bởi vì ngày Tết Trung thu được tổ chức vào Rằm Tháng Tám âm lịch, theo quan niệm dân gian xưa ngày vào ngày này là thời điểm mặt trăng tròn và sáng nhất trong năm, cũng là lúc để các cao nhân ngắm trăng, suy đoán về vận mệnh của quốc gia sắp tới, điềm báo cho những sự việc tốt, xấu có thể xảy đến.

Người ta cho rằng, vào năm có trăng Trung thu màu vàng thì năm đấy sẽ thu hoặc mùa vụ tốt, công việc được thuận buồm xuôi gió, nếu trăng Trung thu có màu xanh hoặc màu lục thì là điềm báo cho chuyện không tốt sắp tới, sẽ có thiên tai trong thời gian tới, còn nếu trăng có màu cam sáng thì chỉ điểm rằng đất nước sẽ được thái bình và hưng thịnh.

Vào Tết Trung thu, các gia đình sẽ bày biện một mâm ngũ quả hoặc bánh, trái và hoa tươi để dâng lên thần linh, thắp hương cho ông bà tổ tiên rồi sau đó mọi người lớn, bé sẽ cùng nhau phá cỗ, ngắm trăng. 

Vào dịp này cũng là lúc những người xa quê hương lại được về đoàn viên với gia đình, cùng nhau ngắm trăng, vui đùa phá cỗ cảm nhận không khí ấm áp, rồi tặng nhau những chiếc bánh Trung thu có thể là bánh nước truyền thống, cũng có thể là bánh dẻo tượng trưng cho sự trọn vẹn, đủ đầy.

Ý nghĩa tết đoàn viên
Ý nghĩa tết đoàn viên

Những phong tục truyền thống trong tết đoàn viên

Cũng như Tết Nguyên Đán ngày Tết đoàn viên cũng có nhiều nét phong tục đặc trưng. Mỗi phong tục lại có ý nghĩa riêng nhưng đều đem đến sự vui tươi và điều vui tươi cho gia đình và mọi người. 

Phong tục trông trăng

Phong tục trông trăng hay ngắm trăng được bắt nguồn từ việc cúng trăng. Vời thời nhà Đường (Trung Quốc), thú vui này trở nên thịnh hành, hưởng ứng rất tốt đến nổi còn được gắn với nhiều câu thơ ca vào thời này. 

Tuy nhiên, mãi cho đến thời nhà Tống thì lễ hội ngắm trăng mới được công nhận là một trong những phong tục thực hiện vào mỗi dịp Trung thu. Từ đấy, tục lệ ăn bánh trung thu cũng ra đời và được yêu thích.

Phong tục chơi đèn lồng, đèn ông sao

Ngày Tết Trung thu cũng được coi là một ngày Tết của trẻ em. Để chuẩn bị đón Trung thu những đứa trẻ đã được ba, mẹ chuẩn bị cho những chiếc đèn lồng xinh xắn, đáng yêu với nhiều hình thù khác nhau. 

Trẻ em đón Trung thu thì có đèn ông sao, đèn con giống, đèn xếp,… vô cùng sặc sỡ sắc màu tạo không khí hân hoan, tưng bừng. Đây cũng là lúc những đứa trẻ được tập trung lại với nhau chơi những trò chơi dân gian, nhận những phần quà bánh kẹo rồi cùng nhau phá cỗ. Bên cạnh đó là những đám múa lân, múa sư tử với tiếng chống vang, âm thanh náo nhiệt. 

Phong tục cúng trăng (tế Nguyệt)

Trong ngày rằm, trăng tỏa sáng khắp nơi, đẹp và dịu kỳ. Khi trăng lên cao nhất, tỏa sáng nhất cũng là lúc lễ tế thần trăng chính thức bắt đầu. Trên bàn thờ cúng sẽ có hoa quả được bày biện, bánh trung thu hay còn gọi là bánh “đoàn viên” vì đây cũng là dịp để những người thân trong gia đình đoàn tụ chia sẻ những chuyện vui buồn cùng nhau, vừa ngắm trăng vừa thưởng thức những chiếc bánh thơm ngon tạo không khí ấm áp vui vẻ đêm trăng rằm. 

Múa lân, sư tử 

Ở Trung Hoa người ta thường tổ chức múa lân, sư tử vào dịp Tết Nguyên Đán còn Việt Nam lại đặc biệt tổ chức múa sư tử, múa lân vào dịp Tết trung thu. Con lân là một trong tứ linh, tượng trưng cho điềm lành và sự may mắn, người Trung Hoa thì không có phong tục này.

Múa lân thường diễn ra vào hai đêm là 14 và đêm 15, trong đám múa lân có một người đội đầu lân bằng giấy và mô phỏng theo những điệu bộ, dáng vẻ phổ biến của con vật này, kết hợp mua theo nhịp trống.

Còn đuôi lân sẽ cùng màu với đầu lân thường thấy nhất là các màu: đỏ, vàng, trắng,… người đứng đuôi sẽ cầm và phất phất múa theo đầu lân. Bên cạnh đó còn có đèn màu, thanh la, cờ ngũ sắc thậm chí còn có những người cầm chiêng, cầm côn đi theo bảo hộ cho con lân…

Đám múa lân sư tử sẽ đi đằng trước, và tất nhiên là sẽ có cả người lớn trẻ con thì ríu rít đi phía sau vô cùng vui vẻ. Những ngày này, nhiều gia đình với mong muốn rước hên vào nhà thường trao giải thưởng trước cửa nhà để lân leo lên lấy.

Phong tục cắt bánh trung thu

Bánh Trung thu truyền thống gầm có 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo, là món bánh đặt trưng vào dịp tết. Người Việt Nam có nét văn hóa tặng nhau những hộp bánh trung thu làm quà tượng trưng có những lời chúc tốt đẹp và viễn mãn tròn đầy. 

Bánh được cắt thành ngay khi đã phá cỗ xong, bánh sẽ được cắt ra thành nhiều miếng bằng nhau tương đương với số thành viên trong gia đình. Theo quan niệm từ xa xưa của ông cha ta, bánh được cắt càng đều đặn thì gia đình sẽ được hạnh phúc, hòa thuận và êm ấm. 

Thi hát Trống quân

Phong tục tết Trung thu của người miền Bắc còn có thi hát trống quân. Đôi bên nam nữ sẽ hát đối đáp với nhau những câu đối và đánh từng nhịp vào sợi dây thép căng hoặc dây gai trên cùng một thùng rỗng để bật ra những âm thanh “thình thùng thình” làm nhịp đệm cho câu hát. 

Buổi lễ tổ chức rất đông vui với phần thi đối đáp gay cấn vì những câu đố hiểm hóc. Trai gái se theo điệu hát trống quân để hát trong đêm trăng tròn, và lớn nhất là rằm tháng 8.

Đây cũng là dịp các đôi trai gái có cơ hội làm quen với nhau qua những câu hát đối ứng. Người ta thường dùng những bài thơ, thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để làm câu hát. Theo như truyền thuyết kể rằng, tục hát trống quân có từ thời vua Lạc Long Quân – Hồng Bàng, có nghĩa là đã xuất hiện từ rất lâu. Và điều đặc biệt chỉ có tại quê hương ta, Tết Trung thu của người hoa sẽ không có phong tục này. 

Thi bày mâm cỗ cúng trăng

Vào ngày lễ Trung thu người ta sẽ bày biện những mâm cúng hoa quả, bánh dẻo, trang trí đèn đuốc rực rỡ và cùng nhau hát hò những bài hát trung thu, những bài hát nhộn nhịp, tưng bừng. Những nơi tổ chức cuộc thi bày cỗ, thì làm bánh thường tổ chức giữa các gia đình, các xóm với nhau. Sau khi chơi cỗ trông trăng, đây là lúc các em nhỏ vui mừng nhất khi cùng nhau.

>> Tham khảo thêm về Cúng Tết hàn thực.

Những món ăn truyền thống Tết đoàn viên

Bánh trung thu

Bánh trung thu là một món ăn đặc trưng vào ngày lễ Trung thu. Vào ngày này mọi thường cùng nhau ăn bánh trung thu hoặc gửi tặng những hộp bánh trung thu có nhiều ý nghĩa với mong muốn cuộc sống luôn đủ đầy và viên mãn.

Bánh Trung Thu
Bánh Trung Thu

Người lớn khi thưởng thức bánh trung thu với trà nóng bởi vì đối với một số người cảm thấy loại bánh này hơi ngọt quá nên khi kết hợp vị hơi đắng của trà sẽ làm trung hòa vị của bánh. 

Bánh trung thu gồm có 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo, bánh nướng thường sẽ có các vị như: vị thập cẩm hoặc các vị ngọt như vị đậu xanh, vị sữa dừa, vị trà xanh, vị khoai môn,…

Chả cốm

Đây là một món ăn mà người Hà Nội xưa thường dùng vào dịp Tết Trung thu. Mặc dù ngày nay món ăn này được đơn giản hóa và trở thành món ăn hằng ngày nhưng hương vị vẫn giữ nguyên. Vị béo ngậy của thịt cùng với cốm dẻo của mùa thu hà Nội, bùi bùi tạo nên món ăn hấp dẫn và ngon miệng.

Xôi cốm

Xôi cốm được làm từ những hạt cốm còn xanh mướt. Đây không chỉ là món ngon với hương vị mà còn là thời điểm thu hoạch cốm ngon nhất, món quà ý nghĩa mang tới người Hà Nội và những ai đã từng thưởng thức món ăn hấp dẫn này.  

Gỏi bưởi

Mâm cỗ ngày Tết Trung thu không thể thiếu những món ăn mát mẻ được chế biến từ quả bưởi. Đây cũng là thời điểm được quả bưởi mọng nước và có vị ngon nhất trong năm. 

Thịt heo quay

Thịt heo quay là món nhiều gia đình thường ăn trong ngày Tết đoàn viên. Thịt heo quay ngon thì cần các yếu tố: lớp da ngoài vàng óng, lớp mỡ dưới da mềm dai nhưng không có bị bở, cắn vào lớp da ngoài giòn tan, cuối cùng là phần thịt phải chắc, không đọng lại dầu mỡ quá nhiều.

Canh khoai môn

Theo dân gian việc ăn khoai môn giúp trừ tà, diệt ác và giúp con người hướng về cái thiện. Vì thế, trên mâm cỗ không thể  thiếu món anh khoai môn cầu mong những điều tốt đẹp xảy đến và có mùa vụ bội thu.

Những việc làm ý nghĩa ngày Tết đoàn viên

Ngày Tết đoàn viên không chỉ là một ngày lễ bình thường đây cũng là một trong những ngày Tết quan trọng đối với người dân Việt Nam. Chính vì thế để tạo ra đêm Trung thu vui vẻ chúng chúng ta cũng nên làm những việc có ý nghĩa đặc trưng của ngày Tết. 

Tự làm lồng đèn

Chúng ta có rất nhiều mẫu lồng đèn từ đơn giản đến phức tạp mà bạn có thể tự  làm ngay tại nhà. Bạn có thể vót tre cùng bé làm đèn hoa sen, đèn ông sao, đèn lồng, đèn con cá,…Việc tự tay làm những chiếc đèn lồng đáng yêu cùng là một trò vui trong dịp lễ, nếu bạn không có nhiều thời gian và sự tỉ mỉ bạn có thể lựa chọn làm những chiếc lồng đèn Trung thu đơn giản.

Để thêm phần thú vị, bạn có thể vận động khu phố hoặc những đứa trẻ trong gia đình mình tụ họp lại cùng nhau làm những chiếc đèn lồng. Cuối cùng, cùng thi xem ai là người có chiếc đèn lồng xinh xắn nhất mà chính tay mình làm ra để vui chơi trong ngày Trung thu. 

Lồng đèn
Lồng đèn

Tự làm bánh trung thu

Phần vỏ:

  • 200ml nước đường
  • 320g bột mì đa năng
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 50ml dầu ăn
  • 7g bơ đậu phộng

Phần nhân:

  • 100g đường
  • 200g đậu xanh không vỏ
  • 6 quả trứng vịt muối
  • 80ml dầu ăn
  • Bột nếp bánh dẻo: 2 muỗng cafe

Quét mặt bánh:

  • 30ml sữa tươi không đường
  • 30ml dầu ăn
  • 1 lòng đỏ

Cách làm bánh trung thu

  • Bước 1: Đầu tiên, đậu xanh đem đi ngâm nước cho mềm rồi đem đi hấp chín và nghiền nhuyễn ra. Trộn đậu xanh đã nhuyễn với đường, dầu ăn rồi bắt lên chảo xào cho đến khi hỗn hợp dẻo mịn và hơi ẩm. Tắt bếp và cho bột dẻo vào. Đợi cho nhân bánh được nguội thì chia thành từng viên tròn. 
  • Bước 2: Đổ bột mì vào một cái thau nhựa và cho trứng vào, rồi đến nước đường, bơ đậu phộng rồi sau đó đảo đều, bọc kín lại để bột nghỉ ngơi khoảng từ 30-45 phút. 
  • Bước 3: Trứng muối thì mình bóc vỏ, bỏ phần trắng bên ngoài rửa sạch và thả vào tô rượu mai quế lộ ngâm khoảng chừng 5 phút. Sau đó ta sẽ lăn qua dầu ăn, cho vào lò nướng ở nhiệt độ 150 độ C khoảng 8 phút. 
  • Bước 4: Bép đậu xanh vào cho trứng muối vào giữa sau đó lại vo tròn lại.
  • Bước 5: Sau khi phần bột của chúng chúng ta đã được nghỉ ngơi đủ thời gian, bạn lấy ra nhồi lên tay sau đó chia thành 6 viên bằng nhau, ấn dẹp và cho phần nhân vào giữ.
  • Bước 6: Để bánh không bị dính vào khuôn bạn cần tráng khuông qua một lớp dầu mỏng rồi cho bột đã viên vào trong vào, dùng tay ấn để hoa văn trên bánh được rõ nét, giữ khoảng chừng 2-3 giây rồi từ từ thả bánh ra khay đã lót giấy nên hoặc rắt bột mì. 
  • Bước 7: Điều chỉnh nhiệt độ lò là 180 độ rồi cho bánh vào nướng trong 10 phút.
  • Bước 8: Chuẩn bị hỗn hợp quét lên mặt bánh gồm có: lòng đỏ trứng gà, dầu ăn và 1 ít nước đường. 
  • Bước 9: Lấy bánh ra khỏi lò và đợi  cho nguội bớt hoặc xịt 1 ít nước để cho nguội rồi mới quét hỗn hợp tạo độ bóng cho bánh, giúp bánh có độ ẩm và được vàng óng ánh. Khi phết trứng một lớp nhẹ nhàng và mỏng để bánh không bị nứt.
  • Bước 10: Tiếp tục nướng mẻ bánh lần 3 trong vòng 10 phút. 
Bánh Trung Thu
Bánh Trung Thu

Trang trí mâm cỗ

Những hình thù ngộ nghĩnh được sắp xếp lên mâm cỗ luôn thu hút ánh nhìn và sự chú ý của trẻ em. Bạn có thể cùng bé trang trí, sáng tạo mâm cỗ cho đêm trăng rằm. Những hình thù đường được khắc tỉa từ trái cây như con heo, con cá, con công, con cún…vừa giúp cho các bé vui hơn, vừa mang đến ý nghĩa giáo dục  về nét phong tục truyền thống của ngày Tết đoàn viên. 

Mâm cỗ
Mâm cỗ

Hy vọng, bài viết từ Nut Corner đem đến thêm nhiều điều thú vị về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết đoàn viên. Hơn nữa, những thông tin về phong tục cách chơi Tết đúng nghĩa sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng độc đáo mới lạ cho ngày Tết đoàn viên.